Sử dụng điện năng lượng mặt trời trên mái doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đáng kể – Soltech

Tính tới năm 2018, tại Tp.Hồ Chí Minh đã có hơn 900 khách hàng đã lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời, từ các hộ gia đình, công sở đến các doanh nghiệp, với tổng công suất lên đến hơn 10.000 kWp.

Ngay sau khi nhận được tầm quan trọng của điện mặt trời Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg để khuyến khích các dự án điện Mặt Trời phát triển, vì thế các dự án điện Mặt Trời tại Việt Nam đang được triển khai ngày càng mạnh mẽ.

Nhưng mặt khác nhiều vấn đề đã xuất hiện, điển hình nhất đó là vấn đề về diện tích, nơi để lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời, theo như Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, với 1ha đất chúng ta chỉ có thể sản xuất 1 MW điện năng lượng Mặt Trời và điều đó tất nhiên không khả thi. Cũng chính vì thế mà điện Mặt Trời lắp đặt trên mái nhà được chú trọng nhiều hơn, nhiều doanh nghiệp đã triển khai rộng rãi hệ thống điện áp mái này và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía mọi người.

Lợi ích kép

Nhìn thấy được lợi ích từ việc sử dụng điện năng lượng mặt trời nên khách sạn & nhà hàng Văn Hoa tại quận 5 đã lắp đặt điện mặt trời áp mái và là một trong những đơn vị sử dụng điện mặt trời nhiều nhất.

Theo ông chủ của nhà hàng khách sạn Văn Hoa thì trước đó mỗi tháng khách sạn của ông sử dụng hơn 30 triệu đồng để chi trả cho tiền điện. Nhưng từ sau khi lắp đặt hệ thống điện Mặt Trời áp mái cho khách sạn thì mỗi tháng nhà hàng đã tiết kiệm được hơn 10 triệu tiền điện.

Ông Lạc – chủ nhà hàng Văn Hoa cũng cho biết thêm rằng sắp tới ông sẽ tiếp tục lắp đặt hệ thống điện Mặt Trời áp mái tại nhà hàng của ông. Tại nhà hàng của ông mỗi tháng phải bỏ ra cả trăm triệu để chi trả tiền điện. Vì thế việc lắp đặt điện Mặt Trời áp mái là cực kỳ thích hợp, tuy tiền đầu tư không thấp nhưng vì sử dụng lâu dài nên rất có lợi, hoàn vốn cực kỳ nhanh, từ khách sạn ông đã có cái nhìn tổng quan về điện năng lượng mặt trời rồi.

Điện năng lượng mặt trời được doanh nghiệp tận dụng lắp đặt trên mái nhà

Theo Công ty Điện lực Tp.Hồ Chí Minh thì Hồ Chí Minh là nơi có bức xạ rất lớn, lượng bức xạ lên đến 1.581 kWh/m2/năm, mặc dù bức xạ gây ảnh hưởng nhiều đến con người ở đây nhưng nếu lợi dụng bức xạ này để phát triển năng lượng mặt trời thì tiềm năng điện Mặt Trời trên địa bàn thành phố sẽ được phát triển rất mạnh, theo số liệu ở trên thì ước tính khoảng 6.300 MW được tạo ra từ lượng bức xạ đó, vì thành phố không có quá nhiều diện tích nên chủ yếu người sử dụng đều lựa chọn điện mặt trời áp mái.

Theo thống kê của SOLTECH, việc lắp đặt điện Mặt Trời áp mái tại các hộ dân, quán cafe, các doanh nghiệp hay nhà hàng khách sạn đầu tiên là giúp cho khách hàng sử dụng giảm thiểu chi phí tiền điện. Ngoài ra thì các tấm pin năng lượng Mặt Trời còn có khả năng che nắng, lại giảm nhiệt rất tốt nên nhiều chuỗi nhà hàng khách sạn hay doanh nghiệp sẽ giảm được các chi phí về che chắn bằng tấm chắn, lại còn giảm chi phí lắp đặt thiết bị giảm nhiệt.

Hầu hết các loại năng lượng khi sản xuất đều gây ô nhiễm môi trường nhưng năng lượng điện Mặt Trời lại là nguồn năng lượng ít gây ô nhiễm nhất, không gây ô nhiễm không khí cũng không ô nhiễm tiếng ồn, và đây cũng là xu hướng sản xuất xanh, sạch được nhà nước khuyến khích. Sắp tới, SOLTECH sẽ thực hiện các dự án tại khu vực quận 12 và khu vực lân cận cho các hộ gia đình tại đây.

Với kỳ vọng từ lợi ích của điện mặt trời mà điện Mặt Trời áp mái sẽ tạo ra những con đường năng lượng Mặt Trời như nhiều nước khác trên thế giới. Đi cùng với những lợi ích về mặt kinh tế cho từng khách hàng sử dụng thì hình thức này cũng có thể nối lưới trực tiếp vào lưới điện quốc gia để sử dụng.

Theo Tổng giám đốc EVN thì chỉ sau 2 năm triển khai hệ thống điện mặt trời đã có hơn 300 dự án điện Mặt Trời được đăng ký, bổ sung vào quy hoạch, tổng công suất dự kiến mà dự án tạo ra lên đến 29.000 MWp.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư điện mặt trời lại chủ yếu tập trung quá nhiều vào những vùng có cường độ bức xạ lớn như Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, việc tập trung tại 1 vài điểm gây sức ép rất lớn đến hệ thống truyền tải và một số nhà máy sẽ không thể phát hết công suất, mặt khác vấn đề về diện tích để đặt tấm pin cũng là vấn đề lớn khi tập trung quá nhiều 1 điểm.

Mặc dù nhiều lợi ích nhưng trên thực tế, các dự án điện mặt trời áp mái vẫn chưa được triển khai nhiều do còn nhiều hạn chế. Thông tin từ EVN thì hiện tại tập đoàn đã triển khai được 54 vị trí lắp đặt pin mặt trời, với tổng công suất lên đến 3,2 MWp tại các trụ sở. Trên toàn quốc thì với khách hàng là các hộ gia đình, doanh nghiệp, chỉ khoảng 1.800 đơn vị lắp đặt hệ thống này, với tổng công suất hơn 30 MWp.

Để nguồn năng lượng điện Mặt Trời, đặc biệt là điện Mặt Trời áp mái phát triển, nhà nước có thể thúc đẩy ngành sản xuất năng lượng điện mặt trời cho thị trường nội địa bằng cách cho vay lãi suất thấp cho hộ gia đình hay doanh nghiệp muốn lắp đặt hệ thống năng lượng điện mặt trời. Ngoài ra có thể ban hành các văn bản khuyến khích các ngân hàng tạo ra gói vay cho mua bán sử dụng năng lượng Mặt Trời. Các gói vay chia theo mức độ, ví dụ mức lớn cho doanh nghiệp sản xuất, mức vừa cho điện áp mái cho các tòa nhà lớn, và cuối cùng là gói vay nhỏ cho các hộ dân muốn lắp đặt.

Mặt khác cần hợp tác với phía các doanh nghiệp cung cấp năng lượng mặt trời, doanh nghiệp cần cập nhật liên tục về công nghệ và cung cấp thêm các ưu đãi trong quá trình hỗ trợ lắp đặt cũng như phát triển điện Mặt Trời. Tuy nhiên vấn đề lớn hiện nay của nhiều doanh nghiệp cung cấp hệ thống năng lượng mặt trời là nguồn nhân lực đang thiếu trầm trọng cũng như thiếu nhân lực có kiến thức cơ bản về năng lượng điện mặt trời.

Mặc dù được chú trọng và khuyến khích nhưng có lẽ trong thời gian tới điện Mặt Trời vẫn chưa thể phát triển nhanh được vì ở Việt Nam hiện nay gần như chưa có chuyên ngành đào tạo liên quan tới lĩnh vực này. Tuy nhiên các doanh nghiệp lớn về điện mặt trời như SOLTECH thì các kỹ sư lắp ráp được đào tạo riêng từ phía doanh nghiệp và chuyên gia ngoài nước.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *