Theo trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) vừa công bố báo cáo “Nghiên cứu về những mô hình sử dụng năng lượng tái tạo kết hợp tại thành phố Cần Thơ, Việt Nam”. Đây được xem là một trong những bước tiến mới trong việc nghiên cứu lắp đặt, ứng dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp.
Những công bố từ GreenID sau khi được thủ tướng chính phủ ban hành những cơ chế đánh giá mới về nguồn điện năng lượng mặt trời, nhằm mục đích phát triển các dự án điện năng lượng mặt trời vào tháng 7/2017. Hiện nay tại Việt Nam đang có sự bùng nổ, phát triển mạnh mẽ các dự án năng lượng mặt trời từ quy mô hộ gia đình đến các doanh nghiệp lớn, ước tính số lượng đăng ký lắp đặt tăng hàng tháng khá nhiều.
Bên cạnh những đóng góp tích cực của hệ thống điện năng lượng mặt trời thì trong thời gian gần đây, sự bùng nổ và tập trung quá nhiều dự án điện năng lượng tại một số khu vực trở thành mối quan ngại to lớn đối với việc phát triển nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân địa phương. Để tránh những thiệt hại không đáng kể, việc áp dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời cần được tính toán thận trọng và kỹ lưỡng để đôi bên cùng có lợi đảm bảo được lợi ích về lâu về dài của người dân.
GS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng ĐH Cần Thơ phát biểu khai mạc
Trong năm 2018 trung tâm Phát Triển Sáng Tạo Xanh (GreenID) thí điểm nghiên cứu về “Nghiên cứu về những mô hình sử dụng năng lượng tái tạo kết hợp tại TP Cần Thơ” mục tiêu tìm ra những ứng dụng mới, hiệu quả nhất từ đó kết hợp sản xuất điện từ nguồn năng lượng mặt trời và các hoạt động sản xuất nông nghiệp
Nghiên cứu được thực hiện bởi những chuyên gia năng lượng lâu năm trong ngành từ trong và ngoài nước. Đội ngũ nghiên cứu khảo sát gồm ông Rainer Brohm, chuyên gia nguồn năng lượng tái tạo từ nước ngoài, Ts. Nguyễn Quốc Khánh, chuyên gia kinh tế về năng lượng, bên cạnh đó là các nghiên cứu viên của GreenID được sử hỗ trợ tài chính của Rosa Luxemburg Stiftung.
Quá trình rà soát thực tế bao gồm các họa động về tổng hợp cũng như phân tích số liệu đất hiện có, những tiềm năng nổi bật sử dụng nguồn năng lượng mặt trời tại Cần Thơ. Qua bảng báo cáo về mô hình kết hợp nguồn năng lượng mặt trời đã đưa ra những khái niệm và phương thức tiếp cận mới sẽ tạo nên một mô hình kết hợp năng lượng mặt trời và hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện đại, khoa học tiết kiệm chi phí
Từ những kết quá thực tế sau quá trình nghiên cứu, hệ thống điện năng lượng mặt trời kết hợp với sản xuất nông nghiệp có thể giải quyết được những xung đột về việc sử dụng nguồn tài nguyên đất giữa việc sử dụng hệ thống điện mặt trời và các hoạt động sản xuất khác. Với mô hình này đã được ra đời ở Đức vào năm 1980, được ứng dụng triển khai ở một số nước với nền kinh tế hàng đầu tại Châu Âu. Thời gian gần đây, có nhiều dự án năng lượng mặt trời thương mại quy mô lớn được áp dụng rộng rãi tại các quốc gia với nền kinh tế lớn mạnh và phát triển như Trung Quốc, Italia, Pháp.
TS. Nguyễn Quốc Khánh báo cáo nghiên cứu và tính khả thi của dự án
Việc ứng dụng kết hợp giữa điện năng lượng mặt trời và hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ mang lại cho nông dân và cộng đồng nhiều lợi ích lâu dài về kinh tế – xã hội như tiết kiệm các chi phí về nguồn năng lượng, tăng thu nhập đáng kể cho nông dân địa phương nhờ vào tăng vốn đầu tư và thu thuế, cải thiện được nhiều cơ hội quảng bá và sức cạnh tranh (hình thành chuỗi cung ứng/ sản xuất bền vững), cải tiến phương thức sản xuất nông nghiệp hiện đại, thông minh hơn, giảm nhu cầu năng lượng (trong những khung thời gian cao điểm), giảm nguồn thải khí độc hại CO2 tăng sức cạnh tranh của ngành (cả trong ngoài nước).
Ứng dụng trong nghiên cứu tại TP Cần Thơ cho thấy được những tiềm năng to lớn của việc sử dụng nguồn NLMT trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, đây sẽ được xem là một mô hình phù hợp với các hoạt động sản xuất nông thủy sản như: lúa, vừng, cá, tôm…
Tiềm năng về thực tế tại thành phố Cần Thơ không tính diện tích đất lúa ước tính đạt 700 – 1.100 MWp, tương đương sản lượng điện thực tế cần được sử dụng từ 1 đến 1,5 TWh, hệ thống có thể đáp ứng được khoản 46% – 70% nhu cầu sử dụng điện hàng năm của TP Cần Thơ.
Tính cả việc ứng dụng và kết hợp nguồn năng lượng mặt trời trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ở các khu vực trồng lúa, tiềm năng “thực tế” có thể sẽ tăng lên khoản 7.500 đến 11.300 MWp, tương đương 10,5 – 16 TWh, sản lượng này sẽ vượt xa so với nhu cầu sử dụng điện của thành phố, góp phần không nhỏ đến nhu cầu tiêu thụ tại các vùng khác thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và vùng lân cận
Để mô hình hoạt động này được nhân rộng, theo GreenID cần phải xây dựng lộ trình sử dụng kết hợp nguồn NLMT trong sản xuất nông nghiệp, thủy hải sản ở thành phố Cần Thơ nói riêng và khắp Việt Nam nói chung.
Các đại biểu được mời tham gia thảo luận
Điểm quan trọng nhất trong lộ trình là việc triển khai các dự án thí điểm các dự án điện năng lượng kết hợp với hoạt động sản xuất nông nghiệp là nhằm minh chứng cho tính phù hợp, hiệu quả và những tiềm năng dành cho các loại cây trồng, con giống trong điều kiện sinh thái nông nghiệp.
Cần thành lập các ban điều phối khu vực hay các nhóm công tác bao gồm các bên liên quan để vận động sự ủng hộ từ các nhà quản lý, kiến tạo những chính sách nâng cao nhận thức cho người dân trong hoạt động sử dụng năng lượng
Ở nội dung này bao gồm hai khía cạnh chính đó là các điều kiện được hưởng các biện pháp hỗ trợ với ứng dụng mô hình sử dụng kết hợp NLMT trong sản xuất nông nghiệp và hỗ trợ về tài chính cần thiết, kích thích được thị trường phát triển cũng như các dự án thí điểm trong giai đoạn đầu.
Xem xét về mô hình sử dụng nguồn NLMT và sản xuất nông nghiệp trong quy hoạch chiến lược phát triển của quốc gia và các công cụ cũng như chính sách như quy hoạch phát triển nguồn điện lực quốc gia trong tương lai.